Tương truyền rằng, vào ngày thất tịch (ngày 7/7 âm lịch) nếu ăn chè đậu đỏ sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu. Chính vì vậy, vào ngày này, không khó để thấy những hình ảnh nhiều người xếp hàng đợi mua cho bằng được món chè đậu đỏ. Một số bạn trẻ còn bày tỏ “tấm lòng thành” tới ông tơ bà nguyệt bằng cách tự tay nấu một bát chè đậu đỏ, tình cờ lại là món tráng miệng không hề khó làm chút nào nếu bạn thực hành theo công thức dưới đây của Ghiền ăn.
1. Thực tế hoá “lời đồn” ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua ít nhiều về câu chuyện tình buồn giữa chàng Ngưu Lang và nàng “Chức Nữ”. Câu chuyện này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được tương truyền rộng rãi đến nhiều quốc gia khác tại Châu Á. Ở Việt Nam, nhiều người nhất là các bạn trẻ thường hưởng ứng ngày này bằng cách ăn chè đậu đỏ. Vì theo quan niệm dân gian, đậu đỏ là loại hạt mang nhiều điềm tốt, tượng trưng cho sự hạnh phúc, trọn vẹn trong tình duyên.
Song, những năm gần đây lời đồn thoát ế khi ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch dường như không được nhiều bạn trẻ đặt nhiều niềm tin như trước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn xem đây như là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa và việc hưởng ứng trào lưu này như một cách tô điểm cho cuộc sống. Bên cạnh đó, đậu đỏ là loại hạt có rất nhiều chất dinh dưỡng và có vị bùi, béo, thơm ngon. Vì vậy, thay vì chỉ chăm chăm tìm mua để ăn “giải Ế” thì nhiều người lựa chọn tìm đến những hàng chè ngon hoặc học cách nấu chè đậu đỏ để thưởng thức cùng người thân.
1. Cách nấu chè đậu đỏ thơm ngon, bổ dưỡng
Nguyên liệu chuẩn bị
- 500gr hạt đậu đỏ
- 300ml nước cốt dừa
- Dừa khô hoặc dừa tươi nạo sợi
- Bột năng hoặc bột sắn dây
- Đường và muối
Sơ chế nguyên liệu
Ngâm 500gr hạt đậu đỏ vào thau nước lạnh ít nhất 6 tiếng. Trong quá trình ngâm, bạn nên thường xuyên thay nước để hạt luôn được sạch.
Sau 6 tiếng ngâm nước, hạt đậu sẽ nở to và mềm hơn. Bạn thử bẻ một hạt, nếu dễ dàng tách hạt thành hai nửa thì lúc này hạt đã đủ điều kiện để nấu chè. Bạn vớt đậu ra rổ cho ráo nước
Chế biến
Bước 1: Cho đậu đã ngâm vào nồi, thêm 1 lít nước và ½ thìa cà phê muối vào cùng và đun sôi. Sau khi nước sôi, bạn hạ nhỏ lửa và nấu trong 5 phút.
Bước 2: Bạn cho 100 gram đường vào nồi và khuấy đều đến khi hỗn hợp đường tan hết. Lưu ý lượng đường có thể gia giảm theo khẩu vị của bạn. Tiếp đó bạn ninh đậu đỏ bằng lửa nhỏ trong khoảng 40 phút. Để biết đậu đã chín hay chưa, bạn có thể dùng muỗng vớt một hạt đậu ra ấn dẹp và nghiền thử để xem mức độ chín của hạt đậu đỏ.
Bước 3: Hoà tan bột năng trong 100ml nước lạnh. Sau đó đổ từ từ vào nồi và dùng vá khuấy đều đến khi thấy nước sôi lăn tăn trở lại và dần dần chuyển dạng sền sệt thì tắt bếp.
Bước 4: Đến đây, chúng ta đã tạm hoàn thành món chè đậu đỏ. Bạn múc chè ra bát sau đó cho thêm nước cốt dừa cùng dừa bào sợi lên trên và thưởng thức thôi.
Xem thêm: Lươn – Món ăn thanh nhiệt cho ngày hè
Bên cạnh món chè đậu đỏ “nhà làm” thì Ghiền ăn cũng giới thiệu tới bạn hai món chè từ đậu đỏ với sự kết hợp thú vị để đổi gió vào mùa Thất tịch năm nay nhé.
2. Chè đậu đỏ mochi – Sự kết hợp tuyệt vời từ SYUNKATO
Chè đậu đỏ mochi là một món ăn truyền thống rất được ưa thích của người Nhật, bởi lẽ vốn dĩ người dân đất nước này đã rất thích món bánh mochi dẻo dai cũng như các món tráng miệng có vị ngọt. Đậu đỏ vừa hay lại đáp ứng được tiêu chí thứ hai.
Chè đâu đỏ mochi có cách chế biến không quá cầu kỳ. Làm nên điều đặc biệt cho món ăn này chính là ở hương vị và cách xử lý của người đầu bếp. Ở nhà hàng SYUNKATO, món chè đâu đỏ mochi mang trong mình sự nhẹ nhàng, thanh ngọt vừa phải. Bổ sung cho sức hút của món ăn này chính là phần mochi dẻo, mềm, thơm vị của nếp. Khi ăn thực khách sẽ được phục vụ thành từng phần nhỏ trong mỗi bát để đảm bảo độ ấm nhẹ của chè. Có lẽ cũng một phần vì vậy mà chè ở đây luôn giữ được vị thơm ngon. Dẫu chỉ là món ăn tráng miệng nhưng lại dễ gây “thương nhớ” đến thực khách không kém gì các món chính.
SYUNKATO là nhà hàng Nhật Bản khá nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh. Vậy nên thực khách không chỉ được thưởng thức các món ăn truyền thống của Nhật Bản mà còn có thể cảm nhận rõ nét những giá trị và văn hoá nước Nhật ở đây. Cùng cảm nhận một mùa hè Nhật Bản qua món chè đậu đỏ mochi tại SYUNKATO nhé.
- Địa chỉ: 17 Ngô Văn Năm, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Giờ hoạt động: 11:00 – 14:00 | 17:00 – 22:00
- Giao tận nơi: TẠI ĐÂY
Xem thêm: Chè ngon và những phiên bản biến tấu hấp dẫn từ già tới trẻ
3. Chè đậu đỏ hạt sen – Món ăn giải nhiệt từ Le Garden
Nói đến món chè thanh mát, thơm ngon chắc chẳng thể nào bỏ qua cái tên chè đậu đỏ hạt sen. Chẳng cần nguyên liệu cầu kỳ, chỉ sự kết hợp nhẹ nhàng của đậu đọ và hạt sen thôi cũng đủ khiến người thưởng thức say lòng. Chè đậu đỏ hạt sen ăn ngon nhất chính là khi lúc chè còn ấm nóng. Lúc này bạn sẽ cảm nhận rõ nét hương vị thanh nhẹ, bùi bùi của hạt sen và sự mềm, dẻo, sánh quyện của đậu đỏ. Món chè này không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng và thanh mát. Vào những ngày hè oi bức, chắc sẽ không còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức một chén chè đâu đỏ hạt sen ngọt thơm, thanh nhiệt đúng không nào.
Le Garden không phải là nhà hàng chuyên phục vụ chè nhưng Ghiền ăn tin rằng món tráng miệng từ chè đậu đỏ hạt sen tại đây sẽ khiến bạn yêu thích. Chè được nấu theo hương vị HongKong với vị ngọt nhẹ vừa phải. Chè đậu đỏ hạt sen tại Le Garden luôn được phục vụ nóng nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận chọn vị của món ăn này. Đánh dấu cho sự kết thúc bữa ăn bằng món chè thật sự ngọt ngào và thanh mát nhé.
- Địa chỉ: 143 Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Giờ hoạt động: 11:00 – 13:30 | 17:00 – 21:30
- Giao tận nơi: TẠI ĐÂY
Với hai gợi ý trên đây từ Ghiền ăn, hy vọng bạn sẽ thích những địa điểm cũng như cách nấu chè đậu đỏ mà chúng mình giới thiệu. Đừng quên theo dõi Ghiền ăn để xem thêm nhiều thông tin về ẩm thực khác nhé!
Ảnh Internet
Thu Phương