Trong những ngày tháng 3, hẳn bạn thường nghe nhắc nhiều đến cụm từ “xuân phân”. Thực ra, xuân phân là ngày lễ đặc biệt mang tính thiên nhiên được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng. Ở mỗi quốc gia sẽ có những quan niệm và cách thức tổ chức khác nhau trong ngày ngày. Còn với Nhật Bản, lễ Xuân Phân còn có tên gọi là shunbun no hi và đây là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm. Vậy thực chất, lễ Xuân phân là gì? Nó có ý nghĩa ra sao? Vào ngày này người ta sẽ làm gì?… Và còn nhiều thắc mắc khác sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới, cùng Ghiền ăn khám phá và tìm câu trả lời nhé.

xuân phân ghienan.com.vn 8
Tiết Xuân phân là ngày lễ đặc biệt được hưởng ứng trên khắp toàn cầu

Ngày lễ Xuân phân là gì? 

Theo Nông lịch Trung Quốc cổ đại, mỗi năm sẽ có 24 tiết khí, tương đương với 24 thời điểm mà trời đất có sự biến chuyển. Xuân phân chính là một trong 24 tiết khí đó. “Xuân” chỉ mùa xuân trong 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; “phân” nghĩa là chính giữa. Như vậy, tiết Xuân phân có thể được hiểu đơn giản là thời điểm chính giữa của mùa xuân theo Nông lịch (Âm lịch).

xuân phân ghienan.com.vn 12
Xuân phân là thời điểm chính giữa của mùa xuân theo Nông lịch

Còn đối với người phương Tây, quan niệm về Xuân phân lại hoàn toàn khác. Xuân phân được tính từ thời điểm bắt đầu mùa xuân tại Bắc bán cầu, thời điểm mà Mặt Trời xuất hiện trên “thiên xích đạo” (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và đi lên hướng Bắc.

Ở Nhật Bản, Xuân phân được xem là một ngày rất quan trọng và được công nhận là ngày lễ quốc gia. Ngày lễ Xuân phân (Shunbun no hi) mang ý nghĩa mừng xuân về và cảm tạ thiên nhiên. Cũng trong ngày này, người Nhật sẽ đến thăm và dọn dẹp vệ sinh mộ ông bà tổ tiên để tỏ lòng thành kính và cùng nhau thưởng thức bánh nếp Botamochi.

Năm nay, Xuân phân tại Nhật diễn ra vào ngày 20/03/2024. 

xuân phân ghienan.com.vn 1
Xuân phân ở Nhật Bản được xem là ngày lễ quốc gia

Những món ăn đặc biệt trong ngày Xuân Phân 

Bánh nếp Botamochi 

Một món bánh điểm tâm không thể thiếu trong ngày này tại Nhật đó là bánh nếp Botamochi. Tên gọi “Botamochi” lấy từ tên của loài hoa mẫu đơn (trong tiếng Nhật gọi là Botan). Đây là một món bánh điểm tâm được làm bằng gạo nếp nấu chín và sau đó được lăn qua các loại đậu nghiền hoặc hạt dẻ, tạo nên lớp vỏ bên ngoài. Bánh thường có hình dáng tròn và bao bọc bên trong thường là các loại nhân ngọt như đậu đỏ, đậu xanh, hạt dẻ hoặc mứt trái cây.

xuân phân ghienan.com.vn 6
Bánh nếp Botamochi

Trong quan niệm của người Nhật, bánh Botamochi có tác dụng giúp bảo vệ họ tránh khỏi thiên tai và trừ ma, được sử dụng làm đồ cúng nhằm xua đuổi tà khí. Vào ngày ngày khi đến Nhật Bản, bạn sẽ thấy bánh Botamochi được bày bán rất nhiều ở khắp các siêu thị, cửa hàng,… khi ấy bạn nhất định đừng bỏ qua loại bánh này để cùng nhau mong cầu những điều tốt đẹp sẽ diễn ra nhé. 

xuân phân ghienan.com.vn 11
Với người Nhật, bánh Botamochi mang ý nghĩa may mắn, xua đuổi tà khí

Xem thêm: Khám phá những món ăn không thể thiếu trong lễ hội Hina Matsuri

Ẩm thực chay Shojin-ryori

Shojin Ryori cũng là món ăn rất phổ biến trong ngày Xuân phân tại Nhật. Đây là phong cách ẩm thực trong phật giáo với các món ăn được chế biến từ rau, ngũ cốc, các loại đậu, trái cây, … hay còn gọi là các món chay. Các bữa ăn Shojin Ryori rất được coi trọng bởi nó không chỉ là một phong cách ẩm thực mà còn được coi là một phong cách sống hay như một phương pháp thiền định, mang lại thanh tịnh, cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản trong tâm hồn.

xuân phân ghienan.com.vn 4
Ẩm thực chay Shojin-ryori cũng được ăn phổ biến trong ngày Xuân phân tại Nhật

Một điểm đáng chú ý của Shojin Ryori đó chính là “không lãng phí”, các món ăn đều được chế biến sao cho số lượng thứ phải bỏ đi là ít nhất. Vì vậy, nếu bạn lựa chọn Shojin Ryori thì cố gắng đừng bỏ thừa thức ăn nhé. 

Bánh hoa anh đào Sakura-mochi

Một món bánh quốc dân khác không thể thiếu trong những ngày Xuân phân tại Nhật đó là Sakura-mochi. Bánh được làm từ bột nếp, dẻo mềm và có màu hồng phớt đặc trưng. Nhân bánh bên trong thường là nhân đậu đỏ có vị ngọt bùi, bên ngoài được cuộn trong lá của cây hoa anh đào đẹp mắt. Bánh thường được dùng chung với một tách trà xanh. Vị chát của trà kết hợp với vị bùi của mochi tạo nên hậu vị bùi, ngọt trên lưỡi. Bánh được bày bán ở các cửa hàng mochi truyền thống từ tháng 2 đến đầu tháng 4 nhân dịp Xuân phân. 

xuân phân ghienan.com.vn 2
Bánh hoa anh đào Sakura-mochi

Xem thêm: Đồ ăn Nhật – Muôn hình vạn trạng món ngon trong lễ hội Obon

Những hoạt động trong ngày Xuân phân ở Nhật 

Ngày Xuân phân được rất nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng vì đây là thời điểm mùa xuân thời tiết như dễ chịu hơn và nó cũng mang ý nghĩa như là sự khởi đầu mới. Ở mỗi quốc gia, mỗi tôn giáo sẽ tổ chức những hoạt động lễ hội tuỳ theo phong tục, quan niệm riêng như Kitô giáo tổ chức lễ Phục sinh vào ngày trăng tròn đầu tiên sau tiết Xuân phân, hay Lào, Thái Lan, Miến Điện, miền Nam Ấn Độ lại tổ chức Tết vào dịp này. 

xuân phân ghienan.com.vn 14
Tiết Xuân phân thường diễn ra các hoạt động vui chơi

Hiện tại, ngày xuân phân là một trong những ngày lễ quốc dân chính thống tại Nhật Bản. Vào ngày này, người dân xứ xở hoa anh đào sẽ được nghỉ lễ để tham gia các hoạt động truyền thống như thờ cúng, thăm mộ ông bà tổ tiên. Ngoài ra, trong ngày này, người dân Nhật Bản cũng thường tổ chức các buổi dã ngoại, tham gia các hoạt động ngoài trời để tận hưởng tiết trời được xem là đẹp nhất trong năm. 

Có một điều khá thú vị đó là ngày Xuân Phân cũng trùng với ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, một ngày vô cùng ý nghĩa với thông điệp “Cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc” 

xuân phân ghienan.com.vn 7
Ngày quốc tế hạnh phúc cũng được diễn ra trong ngày xuân phân

Trên đây, là một vài chia sẻ của Ghiền ăn về các thông tin liên quan đến tiết Xuân Phân. Hy vọng bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin bổ ích mới và có một ngày xuân phân thật ý nghĩa, đạt được nhiều điều mình mong muốn. Và cuối cùng đừng quên theo dõi Ghiền ăn để xem thêm nhiều thông tin hay khác nữa nhé. 

 

Ảnh Internet

Thu Phương